Phát hiện sớm bệnh tự kỷ.

20/05/2016 - 2.782 lượt xem

Phát hiện bệnh tự kỷ qua trắc nghiệm.

Chỉ với 24 câu hỏi xung quanh hoạt động hàng ngày của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự kiểm tra cho con em mình, xác định được phần nào nguy cơ trước khi đưa đến cơ sở y tế điều trị.

  1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?
  2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?
  3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?
  4. Trẻ có thích chơi ú òa/ trốn tìm không?
  5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa? (giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê…)
  6. Trẻ đã bao giờ dùng ngón tay để chỉ trỏ, yêu cầu lấy đồ vật?
  7. Trẻ có dùng ngón tay chỉ trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự thích thú , quan tâm tới đồ vật nào đó.
  8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi ( oto, sếp hình, lắp ráp đồ vật…) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc vứt đồ đi không?
  9. Trẻ đã bao giờ mang đồ hoặc khoe bất cứ đồ vật hoặc sự kiện gì với bố mẹ, người thân chưa?
  10. Trẻ đã bao giờ từng nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1-2 giây chưa?
  11. Trẻ có bao giờ bị quá nhạy cảm với tiếng động chưa? Vd: dùng tay bịt hai tai…
  12. Trẻ có cười khi nhìn thấy người quen, hay khi có người cười với bé không?
  13. Trẻ có biết bắt chước không? Ví dụ: bạn làm xấu và nói trẻ làm theo…
  14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?
  15. Trẻ có nhìn vào đồ vật, đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ tay vào?
  16. Trẻ có biết đi không?
  17. Trẻ có nhìn vào đồ vật khi bạn với trẻ đang chơi không?
  18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?
  19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ không?
  20. Bạn đã bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?
  21. Trẻ có hiểu những điều mọi người nói không ?
  22. Thỉnh thoảng trẻ có đi thơ thẩn hoặc nhìn chằm chằm một cách vô cảm không mục đích không ?
  23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?
  24. Trẻ có hay ngồi xem ti vi một cách chăm chú, thậm chí không quan tâm tới những gì xung quanh, không có những cử chỉ hoặc lời nói phản ánh ý kiến của bản thân khi xem.

Trẻ có nguy cơ bị mắc tự kỷ cao khi có ít nhất 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu trả lời then chốt (nằm trong các câu số 2,7,9,13,14,15) là không. Tuy nhiên, với các câu 11,18,20,22,24 thì câu trả lời  lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

Phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ sớm tái hòa nhập cộng đồng mà còn giúp trẻ mau chóng ổn định tâm lý và tinh thần để phát triển bình thường như bao trẻ khác. Nếu nghi ngờ con mình có những hành vi tự kỷ bạn nên nhanh chóng cho bé qua trung tâm cấy chỉ_37A2 – Lý Nam Đế – P. Hàng Mã – Hoàn Kiếm – Hà Nội hoặc những trung tâm y tế uy tín để được các bác sỹ trực tiếp thăm khám và điều trị cho trẻ.