Giải đáp về bệnh tự kỷ.

20/05/2016 - 2.782 lượt xem

  1. Dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế thần kinh có điều trị được bệnh tự kỷ?

Mặc dù đây là những loại thuốc thường được dùng cho trẻ tự kỷ, tuy nhiên nó không phải là thuốc điều trị bệnh tự kỷ mà chỉ là tác dụng nhất thời lên hệ thần kinh của trẻ khiến trẻ giảm trầm cảm hoặc giảm tăng động tạm thời chứ không có tác dụng điều trị bệnh.

  1. Hiện nay bệnh tự kỷ có phải là một “đại dịch”?

Ngày nay những trường hợp tự kỷ tăng đột biến. Đó là do trẻ được chú ý hơn và người dân cũng biết nhiều hơn về căn bệnh này nên cho trẻ đi khám và điều trị sớm hơn, nhiều hơn. Chứ bệnh không có tính chất lây nhiễm và cũng không phải đang lan rộng hơn.

Ngày nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì trẻ nhỏ ngày càng bị thu hút vào những thế giới ảo, làm bạn với những trò chơi công nghệ… Thiếu hẳn sự tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đây là một nguyên nhân gây nên những rối loạn tự kỷ.

  1. Có nên cho con đi khám và can thiệp các biện pháp khoa học khi có dấu hiệu về tự kỷ?

Trước đây cũng có nhiều trẻ tự kỷ, nhưng do gia đình, xã hội còn chưa hiểu biết về căn bệnh này nên thường bỏ qua hoặc cho trẻ đi khám quá muộn. Hoặc hiện nay 1 số cha mẹ còn do mặc cảm nên giấu bệnh của con mà không hợp tác cùng bác sỹ. Hoặc quá suy sụp khi biết con bị bệnh. Đây là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi bệnh càng phát hiện sớm thì trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống. Còn nếu ngược lại trẻ có thể phải lệ thuộc suốt đời vào sự chăm sóc của người khác. Và khi trẻ >10 tuổi, trẻ dễ mắc các hội chứng về tâm thần.

  1. Bệnh tự kỷ có chữa được không?

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, bằng những phương pháp diều trị hỗ trợ, giáo dục, liệu pháp tâm lý… những trẻ bị bệnh đã dần hòa nhập được với môi trường xung quanh, cũng như  học tập và phát triển như những trẻ bình thường.

  1. Làm thế nào để phòng được chứng tự kỷ ở trẻ?
  2. Tiêm phòng vac-cin đầy đủ trước khi có dự định có em bé.
  3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ trong thời kỳ thai nghén: folat, sắt, DHA…
  4. Cho bé dần làm quen với môi trường ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  5. Theo dõi và kiểm tra đều đặn những mốc phát triển quan trọng của thai kỳ.
  6. Cần được theo dõi và tư vấn cụ thể về chuyên khoa sản khi bạn có các dấu hiệu nguy cơ.
  7. Tâm trạng và tư tưởng của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ nhỏ, do vậy giữ cho sản phụ một tâm trạng thoải mái, an toàn là điều quan trọng. Cũng như người sản phụ phải luôn lạc quan, luôn yêu thương và nhẫn nại chăm sóc con cái mình. Đặc biệt là giai đoạn sau sinh.
  8. Tránh cho trẻ tiếp xúc với hóa chất gây bệnh: thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân.. bằng cách cách ly hoặc kiểm tra nguồn nước sinh hoạt nếu thấy nghi ngờ…, khí thải động cơ, hợp chất đa vòng thơm ngưng tự (PAHs)- có nhiều trong quá trình nướng thịt, khói thuốc lá, các hóa chất gây rối loạn hooc-môn bằng cách hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm hoặc đồ uống đóng hộp…
  9. Việc quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ từ người thân và bạn bè xung quanh là không thể thay thế. Đặc biệt là trong giai đoạn làm quen với môi trường của trẻ <6 tuổi.
  10. Luôn tạo điều kiện cho trẻ trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài dưới sự giám sát và theo dõi của người lớn.