Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

20/05/2016 - 2.782 lượt xem

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên một tình trạng viêm không đặc hiệu mạn tính tại các màng hoạt dịch khớp. Biểu hiện của bệnh là các triệu chứng sưng nóng đỏ đau tại các khớp không cố định: khớp bàn tay, bàn chân, bàn ngón chân, bàn ngón tay, khớp cổ tay, cổ chân, khớp khủy tay, khớp gối… diễn biến bệnh kéo dài, hay tái phát, để lại hậu quả nặng nề là dính khớp và biến dạng khớp, tỷ lệ tàn phế cao, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và sản xuất.

Viêm khớp dạng thấp: Những thức ăn nên dùng và cần tránh.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên một tình trạng viêm không đặc hiệu mạn tính tại các màng hoạt dịch khớp. Biểu hiện của bệnh là các triệu chứng sưng nóng đỏ đau tại các khớp không cố định: khớp bàn tay, bàn chân, bàn ngón chân, bàn ngón tay, khớp cổ tay, cổ chân, khớp khủy tay, khớp gối… diễn biến bệnh kéo dài, hay tái phát, để lại hậu quả nặng nề là dính khớp và biến dạng khớp, tỷ lệ tàn phế cao, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và sản xuất.

Việc dùng chế độ dinh dưỡng để thay thế thuốc hoàn toàn trong lúc đang viêm khớp là quan niệm thiếu thực tế. Nhưng áp dụng cách ăn uống một cách chọn lọc nhằm thu ngắn thời gian phải dùng thuốc là điều hoàn toàn khả thi.

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

  1. Sữa và thực phẩm chế biến từ sữa: là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Do đó nên hạn chế với những bệnh nhân thừa cân. Trong sữa có nhiều Caxi. Đây là thành phần ưu tiên hang đầu chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Nếu không uống sữa tươi có thể thay thế bằng các chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, váng sữa…
  2. Các loại thịt cua cá và xương động vật: Cung cấp hàm lượng lớn Omega 3 va canxi giúp cho người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp các khớp xương luôn chắc khỏe.
  3. Ngũ cốc: đậu tương, các loại hạt… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng miễn dịch, tăng đề kháng, làm chậm quá trình viêm khớp dạng thấp, hạn chế sự tiến triển của viêm và giúp khớp ổn định lâu dài hơn.
  4. Rượu vang: 1 số khoa học đã chứng minh rẳng: rượu vang có công dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng sưng nóng, giảm nguy cơ dính khớp, tàn phế khớp.
  5. Rau xanh và hoa quả tươi: Một số hoa quả như: đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi… Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C, cung cấp lượng men kháng viêm, kích thích tế bào sụn sản sinh colaggen ( thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương). Trong chuối có rất nhiều Kali, đây là chất điện phân ngăn ngừa mất caxi của cơ thể. Ăn 1 trái chuối mỗi ngày để xương khớp chắc khỏe.
  6. Trà xanh: có chứa những chất chống Oxy hóa giúp giảm nguy cơ loãng xương và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng không nên uống quá 3 cốc trà/ ngày, không uống vào chiều muộn để tránh gây mất ngủ, căng thẳng thần kinh.

Những thực phẩm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên tránh

  1. Chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật: những thực phẩm này làm tăng lượng mỡ trong máu gây viêm tấy ở mặt trong bao khớp gây bất lợi, trầm trọng them cho quá trình viêm tấy tại khớp.
  2. Bánh kẹo đồ ngọt: Sau khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các chất axit từ đó làm giảm tác dụng của các chất chống viêm. không lạm dụng đường (< 20g/ngày)…
  3. Đồ cay nóng: đồ nếp, gừng xả, ớt… làm tăng quá trình viêm tại khớp.
  4. Kiêng ăn phủ tạng động vật, hạn chế chất béo, không nên ăn thực phẩm quá mặn (lượng muối không quá 10g/ngày).

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần ăn sáng đầy đủ để  tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính trong này, bác nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với các thực phẩm giàu năng lượng. Theo đó, thức ăn càng đa dạng càng tốt. Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ. Kết hợp với chế độ tập luyện và vận động khớp thích hợp