Cấy chỉ hỗ trợ chữa bệnh cận thị

20/05/2016 - 2.782 lượt xem

Cận thị (tên khoa học là MIOPIA) là hiện tượng rối loạn thị giác, khi đó con người chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằm trong cự ly gần, cũng như chính những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách lờ mờ không rõ nét. Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy vật đó càng kém bấy nhiêu.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN CẬN THỊ

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị. Những nguyên nhân chính có thể kể đến là :
– Đọc sách hoặc làm việc phải dùng mắt nhìn chăm chú thời gian dài ở khoảng cách gần, trong điều kiện ánh sáng kém.
– Yếu tố di truyền, do một số đặc điểm cấu trúc nhãn cầu hoặc khác biệt về trao đổi chất trong cơ thể.
– Củng mạc yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của bệnh nhân nên không giữ được thành nhãn cầu ổn định.
– Do cơ thể mi kém phát triển, không đủ khả năng điều tiết để làm cho con mắt thích ứng với các cự ly nhìn khác nhau. Cơ thể mi yếu phải gắng sức thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị cận thị.
Trong trường hợp cận thị không phải ở dạng bẩm sinh mà thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em ở độ tuổi từ 10 -16 tuổi trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt.
Đặc thù nhất định về giải phẫu học về mắt, các yếu tố mang tính di truyền , đồng thời cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng và nhiều nguyên nhân khác.

BIỂU HIỆN CỦA CẬN THỊ

Bình thường, cận thị xảy ra khi trẻ còn nhỏ và dễ dàng nhận thấy ở tuổi đến trường. Trẻ nhìn kém những vật ở xa, không phân biệt được chữ,số trên bảng và phải cố gắng đến gần tivi hoặc ngồi ghế đầu trong rạp chiếu phim. Khi cần nhìn rõ các vật có thể thấy những người cận thị hay nheo mắt. Ngoài thị lực nhìn xa giảm, những người bị cận thị còn nhìn kém lúc sẩm tối nên buổi chiều tối họ đi lại trên phố cũng như lái ô tô kém hơn.  Để nhìn tốt hơn, người bị cận thị phải đeo kính tiếp xúc hoặc đeo kính cận. Đôi khi họ phải thay mắt kính.
Cần biết rằng đeo kính không giúp làm ngừng cận thị tiến triển mà chỉ điều chỉnh được  số kính. Nếu thị lực giảm, thường cần phải đổi số kính cao hơn do tăng độ cận.

ĐIỀU TRỊ

Người cận thị nhìn xa rõ khi được chỉnh kính phân kỳ (kính – đi ốp hay gọi là kính cận thị).
Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa (các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp). Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.

Vật lí trị liệu

Tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như : Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp

Phẫu thuật

– Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.
– Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị ổn định có thể phẫu thuật điều trị cận thị bỏ kính bằng laser excimer (LASIK).

Đông Tây y kết hợp

Để phòng và hỗ trợ điều trị cận thị  ở Việt Nam hiện nay đã đưa vào phương  pháp  mới của Đông y  đó là châm cứu ,đặc biệt là cấy chỉ  ( châm cứu đặc biệt ) Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết ,tăng cường khả năng co bóp của cơ mí giúp cho mắt được thông thoáng hơn ,dễ thích ứng với việc nhìn vật ở xa , gần hơn, hạn chế tăng độ cận ,thậm chí trong nhiều trường hợp  làm giản  độ cận .
Trong điều trị  bằng  phưong pháp này rất chú trọng đến chế độ ăn  giầu vitamin ( đặc biệt là vitamin A và tiền chất của vitamin A) .